Nâng mũi cấu trúc là gì?
Nâng mũi cấu trúc là phương pháp phục hình lại toàn bộ dáng mũi từ phần sống mũi, đầu mũi tới trụ mũi. Điểm khác biệt của phương pháp nâng mũi cấu trúc so với các phương pháp khác là sự kết hợp giữa sụn tự thân và sụn sinh học. Chính điều này giúp mang đến 1 dáng mũi chuẩn tỷ lệ vàng, cao thanh thoát nhưng vẫn tự nhiên như thật.
Những trường hợp dưới đây phù hợp với nâng mũi cấu trúc
- Mũi thấp, ngắn, hếch.
- Gặp tại nạn, chấn thương mũi
- Sửa mũi hỏng sau nâng
Với phương pháp nâng mũi cấu trúc, thời gian phẫu thuật sẽ lâu hơn bởi bác sĩ phải cấu trúc lại toàn bộ chiếc mũi. Cũng chính vì thế mà phương pháp này đòi hỏi trình độ tay nghề, kỹ thuật cao, nguyên vật liệu sử dụng cho ca mổ cũng nhiều hơn nên chi phí cao hơn sơ với phương pháp khác. Bạn cũng nên lựa chọn thẩm mỹ viện uy tín để thực hiện phương pháp này để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Nâng mũi bọc sụn là gì?
Nâng mũi bọc sụn là phương pháp giúp nâng cao phần sống mũi và tạo hình ở phần chóp mũi bằng sụn tự thân (thường lấy ở sụn tai, sụn sườn,…). Vì thế, sau khi thực hiện nâng mũi bọc sụn, sẽ khắc phục được những nhược điểm ở mũi trước đó như: đầu mũi bóng đỏ, sống mũi bị tụt hoặc lộ sống.
Các đối tượng phù hợp nâng mũi bọc sụn:
- Mũi thấp, mũi hếch, phần da vùng đầu mũi mỏng, sống mũi quá thấp
- Mũi bị hỏng sau nâng.
- Mong muốn có dáng mũi cao hơn và đẹp hơn
Nâng mũi bọc sụn sử dụng tự thân (vành tai) nên độ tương thích với cơ thể sẽ cao hơn so với các phương pháp nâng mũi khác. Từ đó, giúp mũi cao hài hòa, cân xứng với gương mặt và tự nhiên. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, mũi phải có nền tảng tương đối ổn, không mắc quá nhiều khuyết điểm.
So sánh nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bọc sụn
Để đưa ra quyết định nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn, trước tiên chúng ta cần so sánh 2 phương pháp nâng mũi này qua 3 yếu tố chính là đối tượng, điểm mạnh và điểm yếu. Dựa vào những so sánh này chúng ta có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với mình nhất.
Đối tượng phù hợp
Giống nhau | Khác nhau |
Người đủ 18 tuổi: ở lứa tuổi này mũi đã phát triển hoàn thiện và bạn cũng có khả năng chịu trách nhiệm về quyết định của mình. | Trong khi nâng mũi bọc sụn thích hợp hơn với những người có dáng mũi không quá nhiều khuyết điểm khó sửa như: mũi hếch, mũi tẹt,… và đặc biệt phù hợp với người có da đầu mũi mỏng thì nâng mũi cấu trúc phù hợp với hầu hết mọi dáng mũi, dù tồn tại ít hay nhiều khuyết điểm. |
Những người thực sự mong muốn thay đổi: ca phẫu thuật sẽ thành công tốt đẹp nếu tâm lý chúng ta ổn định và khát khao làm đẹp. | |
Sức khỏe tốt: chúng ta sẽ hồi phục nhanh hơn, mũi sau nâng đẹp tự nhiên, không để lại biến chứng nếu có sức khỏe tốt. | |
Mũi tồn tại khuyết điểm trông không được ưa nhìn, mũi bị hỏng từ lần nâng mũi trước, hoặc mũi khiếm khuyết do tai nạn |
Điểm mạnh
Nâng mũi cấu trúc | Nâng mũi bọc sụn |
Phù hợp với tất cả các dáng mũi, bất chấp dáng mũi có to, hếch, tẹt, gồ ghề,… | Nâng mũi bọc sụn là giải pháp tối ưu cho những trường hợp có da mũi mỏng. |
Tái lập toàn bộ cấu trúc mũi, khắc phục tất cả những nhược điểm của mũi. | Thời gian thực hiện nhanh hơn nâng mũi cấu trúc, không để lại sẹo, hiệu quả lâu dài. |
Kết hợp hài hòa giữa 2 loại sụn tự thân và sụn nhân tạo để hạn chế tối đa các biến chứng xấu | Sụn tự thân được lấy từ chính cơ thể khách hàng nên có độ tương thích cao, cho kết quả là một chiếc mũi đẹp tự nhiên, hài hòa với gương mặt. |
Mũi sau nâng sẽ có được nét đẹp tự nhiên, hoàn hảo. | Chi phí thực hiện không quá đắt đỏ, phù hợp với hầu hết mọi người. |
Có thể điều chỉnh các biến chứng sau phẫu thuật (nếu có). |
Điểm yếu
Nâng mũi cấu trúc | Nâng mũi bọc sụn |
Chi phí khá cao vì can thiệp tái lập toàn bộ cấu trúc mũi và có các tiểu phẫu lấy sụn tự thân đi kèm. | Phương pháp này hạn chế đối tượng áp dụng, tức là chỉ phù hợp với những khách hàng đã có dáng mũi tương đối, không tồn tại quá nhiều khuyết điểm. |
Vì là phẫu thuật cấu trúc toàn bộ dáng mũi nên thời gian thực hiện sẽ lâu hơn các phương pháp nâng mũi thông thường. | Chi phí khá cao so với các kỹ thuật nâng mũi khác. |
Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn?
Sau khi đã phân tích và so sánh 2 phương pháp nâng mũi chúng ta đã phần nào có thể biết được phương pháp nào phù hợp với bản thân hơn. Tuy nhiên để trả lời cho câu hỏi “nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn?” một cách chi tiết nhất chúng ta cần xem xét các yếu tố sau đây:
- Tình trạng mũi hiện tại: chúng ta cần đánh giá được chiếc mũi của mình xem có tồn tại quá nhiều khuyết điểm và cần can thiệp toàn bộ cấu trúc mũi hay không. Nếu có, tốt hơn là nên áp dụng phương pháp nâng mũi cấu trúc để tái lập lại toàn bộ hình dáng mũi, xóa bỏ mọi khuyết điểm.
- Tình trạng sức khỏe hiện tại: trước khi phẫu thuật nâng mũi, khách hàng cần kiểm tra tình trạng sức khỏe xem có đạt yêu cầu về an toàn để thực hiện phẫu thuật hay không. Vì cả hai phương pháp này đều đòi hỏi tiểu phẫu đi kèm để lấy sụn tự thân từ chính cơ thể bạn nên tình hình sức khỏe là vấn đề cần hết sức lưu ý.
- Tình hình tài chính hiện tại: so với nâng mũi bọc sụn, nâng mũi cấu trúc có mức giá có phần “nhỉnh” hơn, nên nếu mũi không tồn tại quá nhiều khuyết điểm, chúng ta có thể áp dụng phương pháp nâng mũi bọc sụn. Tuy nhiên, dù có nâng mũi theo phương pháp nào thì cũng nhất định thực hiện tại cơ sở thẩm mỹ uy tín, tránh tiền mất tật mang.
- Mong muốn của bản thân: nếu khách hàng muốn thay mới hoàn toàn diện mạo chiếc mũi của mình thì phương pháp nâng mũi cấu trúc quả là không thể bỏ qua.
Trên đây là những thông tin mà Saigon Star đưa ra để giúp bạn lựa chọn nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn, nếu còn thắc mắc thì bạn có thể để lại yêu cầu tư vấn cho bác sĩ. Nhân viên tư vấn sẽ liên hệ và lấy yêu cầu tư vấn của bạn và gửi đến bác sĩ ngay lập tức.