Sơ lược về tiêm filler
Tiêm filler (chất làm đầy) là phương pháp tiêm một hợp chất tự nhiên vào cơ thể để làm căng da, xoá mờ các nếp nhăn trên mặt, mí mắt, cổ,… từ đó giúp người dùng lấy lại tuổi xuân cho làn da.
Tiêm filler có hại không? Bạn có thể yên tâm vì trên thị trường đã có nhiều loại filler được kiểm định là không gây hại cho người dùng, được các cơ sở thẩm mỹ uy tín sử dụng như:
Axit hyaluronic (HA)
Axit hyaluronic là hoạt chất dạng gel và có tồn tại trong cơ thể người, do vậy khi tiêm loại filler này vào cơ thể sẽ tự động hấp thu nên hiệu quả làm đầy sẽ chỉ kéo dài từ 6 – 12 tháng. Tuy không giữ được hiệu quả lâu dài nhưng đây lại là hợp chất khá an toàn với cơ thể người, nên bạn có thể yên tâm sử dụng để làm căng da trên những vị trí mong muốn.
Canxi hydroxylapatite (CaHA)
Đây là loại filler chứa những hạt canxi siêu nhỏ, có trạng thái dạng gel. Loại filler này được Hội đồng phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ (ABCS) đánh giá là có sự đậm đặc cao hơn gel axit hyaluronic, vì vậy canxi hydroxylapatite phù hợp để điều trị các nếp nhăn sâu.
Axit poly-L-lactic
Đây là một loại axit phân huỷ sinh học, giúp kích thích sản sinh collagen tại những vị trí muốn làm đầy. Do vậy sau 1 thời gian ngắn khi tiêm hoạt chất này thì da mới bắt đầu căng mọng và giảm thiểu các nếp nhăn. Chính vì cơ thể tự sản sinh collagen nên hiệu quả sẽ kéo dài ít nhất trong 2 năm, giúp làn da bạn trẻ hơn trong thời gian dài và ít phải tiêm filler hơn.
Polymethylmethacrylat (PMMA)
Polymethylmethacrylat gồm nhiều hạt siêu nhỏ và collagen nên sẽ làm đầy da một cách nhanh chóng và có tác dụng kéo dài lên đến 5 năm. Tuy nhiên loại filler này lại có nhiều biến chứng như nhiễm trùng, trên da nổi các vết sần, do vậy nó không được các cơ sở thẩm mỹ ưu tiên lựa chọn sử dụng.
Tiêm filler có hại không?
Hiện nay đã có rất nhiều người sau khi tiêm filler gặp những biến chứng không mong muốn. Do vậy khá nhiều người lo ngại và thắc mắc tiêm filler có hại không? Dưới đây là những biến chứng thường gặp sau khi tiêm filler:
- Da bị ửng đỏ và trở nên sưng tấy.
- Có cảm giác đau đớn dưới vùng da mới tiêm filler.
- Tụ máu bầm tại vùng da đã tiêm filler.
- Cảm giác ngứa ngáy trên da.
- Xuất hiện các nốt phát ban.
Ngoài ra, có 1 vài biến chứng rất hiếm gặp như:
- Nhiễm trùng da.
- Filler rò rỉ tại những vị trí tiêm.
- Xuất hiện u hạt, nốt sần, khối u nhỏ tại vị trí tiêm filler, nếu xuất hiện cần phẫu thuật cắt bỏ ngay.
- Chất độn di chuyển từ vùng này sang vùng khác.
- Vùng tiêm filler bị chấn thương mạch máu.
- Nếu filler tiêm vào động mạch, có thể gây tắc nghẽn mạch máu mắt gây nên mù loà, hoặc chết mô khi mạch máu bị ngăn chặn.
Biện pháp phòng ngừa biến chứng khi tiêm filler
Tiêm filler có hại không? Điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ thực hiện cũng như loại filler mà bạn chọn tiêm vào cơ thể.
Vì vậy nếu muốn sử dụng phương pháp làm đẹp này, bạn hãy dành chút thời gian để tìm hiểu và lựa chọn 1 địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ tay nghề cao, những loại filler uy tín trên thị trường và được Cục quản lý Dược cấp chứng nhận an toàn.
Cần tránh những cơ sở thẩm mỹ thiếu uy tín và tiêm filler không rõ nguồn gốc, không có bao bì và nhãn mác nguyên vẹn. Là bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm, bác sĩ Hoạt luôn trau dồi kiến thức, đảm bảo mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt và an toàn nhất.
Tiêm filler không dành cho đối tượng nào?
Tiêm filler có hại không sẽ tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người. Nếu bạn là một trong những đối tượng dưới đây thì không nên tiêm filler để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bản thân.
- Da bạn đang bị phát ban, nổi mề đay, có mụn bọc,…
- Người bị dị ứng với các thành phần của filler.
- Người có chứng rối loạn đông máu.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
- Trẻ em dưới 18 tuổi.
- Người có cơ địa dễ để lại sẹo.
Trên đây là những chia sẻ của Saigon Star về thắc mắc “tiêm filler có hại không”, giúp hội chị em có thêm kiến thức để lựa chọn cho mình một địa chỉ làm đẹp uy tín và an toàn nhất.