Giải đáp tình trạng nâng mũi bị bóng đỏ

Nâng mũi bị bóng đỏ là tình trạng không hiếm gặp. Đây được xem là biến chứng phổ biến nhất với những người thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Vậy nguyên nhân gây ra mũi bóng đỏ sau nâng là gì? Có cách khắc phục không? Cùng chuyên gia thẩm mỹ Saigon Star tìm hiểu ngay nhé!

Dấu hiệu nâng mũi bị bóng đỏ

Nâng mũi bị bóng đỏ là một vấn đề phổ biến mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải sau quá trình nâng mũi. Nguyên nhân chính thường là do cơ thể chưa hoàn toàn thích nghi với chất liệu được sử dụng trong quá trình phẫu thuật. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể bạn có thể nhận biết bằng mắt thường:

  • Đầu mũi bị to và ửng đỏ.
  • Mũi vẫn còn sưng nề và đi kèm với những vết bầm tím.
  • Da đầu mũi sẽ có biểu hiện căng cứng.
dấu hiệu nâng mũi bị bóng đỏ

Dấu hiệu nâng mũi bị bóng đỏ

Nguyên nhân nâng mũi bị bóng đỏ

Trước đây khi công nghệ nâng mũi chưa phát triển, hầu hết các trường hợp nâng mũi đều được sử dụng sụn nhân tạo nhằm nâng cao sống mũi. Song song với đó, phần đầu mũi chưa được chú trọng dẫn đến da đầu mũi chịu nhiều áp lực từ phần sụn. Theo thời gian, phần da đầu mũi mỏng dần, xuất hiện tình trạng căng tức và bóng đỏ.

nâng mũi bị bóng đỏ

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này thường do đặt sụn quá sát da, sụn không được ôm vào cấu trúc xương nên gây lộ sóng, sụn quá cứng không tương thích với cơ thể…

Nâng mũi bị bóng đỏ có nguy hiểm không?

Nhiều khách hàng có sự nhầm lẫn giữa sưng đỏ sau nâng mũi do cấu trúc mũi chưa ổn định với bóng đỏ do viêm nhiễm. Để biết được mức độ nguy hiểm, bạn cần phân biệt được 2 dấu hiệu này.

  • Trường hợp 1: Mũi chưa ổn định thường sẽ xuất hiện vết đỏ ở đầu mũi. Đây là hiện tượng bình thường diễn ra trong khoảng 1 tháng đầu tiên, sau đó sẽ giảm đỏ dần. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm do đây là quá trình lành vết thương của cơ thể.
  • Trường hợp 2: Nếu bóng đỏ do viêm nhiễm sẽ rất nguy hiểm. Phần sụn ma sát trực tiếp với da mũi lâu dần gây mỏng da, chuyển sang sưng viêm nhiễm trùng, có dịch và đau nhức.

Nâng mũi bị bóng đỏ có nguy hiểm không?

Như vậy, nếu đang ở trường hợp 2 bạn nên tìm đến bác sĩ uy tín để được kiểm tra tình trạng, nguyên nhân gây bóng đỏ và tìm phương pháp khắc phục hiệu quả. Tránh để lâu vì có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Lưu ý phòng ngừa biến chứng sau nâng mũi

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa nâng mũi bị bóng đỏ và nhiều biến chứng khác.

Chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín

Đây là yếu tố chủ yếu quyết định đến sự thành công của một ca nâng mũi. Cơ sở thẩm mỹ uy tín được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động sẽ đảm bảo các yếu tố về: quy trình chuẩn y khoa, Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật nâng mũi, môi trường vô trùng vô khuẩn, cơ sở vật chất. Trong đó, bác sĩ có vai trò quan trọng trong việc tư vấn, chẩn đoán chính xác tình trạng mũi. Nhờ vậy bạn có thể lựa chọn dáng mũi phù hợp với cấu trúc gương mặt, tránh các rủi ro về nâng mũi bị bóng đỏ.

Chọn phương pháp nâng mũi tiên tiến

Hiện nay, phương pháp nâng mũi bọc sụn và nâng mũi cấu trúc được xem là giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa tình trạng bóng đỏ, lộ sụn. Với kỹ thuật này, bác sĩ kết hợp sụn nhân tạo và sụn tự thân để vừa nâng cao sóng mũi vừa bao bọc bảo vệ đầu mũi, tránh đầu mũi bị bóng đỏ sau nâng.

Không nâng mũi quá cao

Xu hướng nâng mũi 2021 được các bác sĩ thẩm mỹ hàng đầu khuyến khích là không nâng quá cao. Độ an toàn và tính thẩm mỹ luôn là 2 yếu tố song hành trong làm đẹp. Bạn không nên nâng mũi quá cao theo xu hướng. Hãy để bác sĩ chuyên khoa tư vấn cho bạn dáng mũi phù hợp để cải thiện khuyết điểm. Dáng mũi phải phù hợp với tổng thể gương mặt, tình trạng da, cấu trúc mũi và đảm bảo độ bền trong thời gian dài.

Không nâng mũi quá cao

Nâng mũi phù hợp với gương mặt sẽ giúp bạn duy trì vẻ đẹp bền lâu. Chắc hẳn bạn cũng không muốn vài năm tới khi xu hướng mũi thay đổi chính mình lại đi sửa lần nữa. Đương nhiên các chuyên gia thẩm mỹ luôn khuyến cáo, nâng/sửa mũi nhiều lần khiến da mũi mỏng dần và ảnh hưởng tới chức năng mũi.

Cách khắc phục tình trạng nâng mũi bị bóng đỏ

Dựa vào nguyên nhân mũi bị bóng đỏ và thể trạng của từng người, chúng ta sẽ phải áp dụng các phương pháp khắc phục riêng biệt cho mỗi trường hợp.

Trường hợp mũi đỏ nhẹ, không nghiêm trọng

Nếu gặp phải trường hợp này thì chúng ta có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để thực hiện một chế độ chăm sóc, ăn kiêng hợp lý. Từ đó, nhanh chóng chấm dứt tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi.

Mũi bị đỏ nhiều và kéo dài

Trường hợp này các bạn cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ thẩm mỹ uy tín để được hỗ trợ xử lý kịp thời. Thông thường bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc giảm đau, chống viêm và theo dõi tình trạng của bạn trong khoảng 1 tuần. Nếu tình trạng sưng đỏ không giảm thì bắt buộc bác sĩ phải phẫu thuật lại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bác sĩ hoạt có nhiều năm kinh nghiệm xử lý tình trạng nâng mũi bị bóng đỏ và là một trong những chuyên gia hàng đầu sửa mũi hỏng sau nâng. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mũi bị đỏ kéo dài sau nâng, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn hướng xử lý kịp thời.

Có thể kết luận, nâng mũi bị bóng đỏ là một vấn đề đáng lo vì nó kéo theo tác động xấu cả về mặt thẩm mỹ, tâm lý và sức khỏe. Chính vì thế mà việc sửa mũi hỏng cần được thực hiện kịp thời bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm. Nếu bạn đang gặp vấn đề về bóng đỏ, hãy đến với thẩm mỹ viện Saigon Star để được thăm khám và tư vấn phương pháp khắc phục hiệu quả.

Tại sao nên lựa chọn thẩm mỹ viện Saigon Star?

  • Địa chỉ thẩm mỹ được Sở Y tế cấp phép hoạt động.
  • Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm, từng tu nghiệp ở nước ngoài.
  • Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, hiện đại.
  • Quy trình phẫu thuật, hút mỡ khép kín, đạt tiêu chuẩn y khoa, đảm bảo vô trùng, vô khuẩn.
  • Chế độ chăm sóc hậu phẫu tận tâm, chu đáo, bảo hành trọn đời.

Để được tư vấn kỹ càng hơn quý khách vui lòng liên hệ Saigonstar bằng cách gọi điện trực tiếp hoặc để lại thông tin đặt lịch hẹn để được tư vấn miễn phí một cách nhanh chóng nhất:

(*) Kết quả phụ thuộc vào cơ địa từng người.

Bạn đang gặp vấn đề về mũi sau khi nâng?

Hẹn lịch tư vấn với Bác sĩ Hoạt ngay để sửa mũi hỏng